Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP về huấn luyện an toàn lao động của Chính Phủ ban hành, theo đó đối tượng huấn luyện An Toàn Lao Động, Vệ Sinh Lao Động được chia làm 6 nhóm chính. Trong bài viết này hãy cùng IVT3 tìm hiểu về huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 – an toàn, vệ sinh viên.
Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động là công tác bắt buộc với tất cả các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng người lao động nhằm nâng cao ý thức về an toàn trong lao động và giảm thiểu các rủi ro, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định an toàn thiết bị và quan trắc môi trường lao động. Theo đó ngoài 4 nhóm đã được quy định theo Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH thì có thêm 2 nhóm được phân trong công tác tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và nhóm 6 (an toàn, vệ sinh viên); nhóm 5 (người làm công tác y tế), cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn cho lao động để được cấp chứng chỉ an toàn lao động.
Việc phân loại các nhóm và đào tạo cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 được quy định tại Điều 74 của Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động 2015,
Đối tượng cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6
Theo nghị đinh 44/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 15/05/2016 của Chính Phủ tại Điều 17 và theo luật an toàn lao động 2015 tại điều 74 quy định về cán bộ An toàn, vệ sinh viên như sau:
- Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
- An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
Quyền và nghĩa vụ khi được huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 – an toàn, vệ sinh viên
1. Nghĩa vụ của an toàn, vệ sinh viên
- Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong phân xưởng chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở đội trưởng, tổ trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định;
- Giám sát thực hiện tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, vật tư, thiết bị, chất và nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh viên tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn người lao động mới đến làm việc ở tổ các biện pháp làm việc an toàn đối với;
- An toàn, vệ sinh viên kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; đồng thời khắc phục kịp thời những mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh viên báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc nếu mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động kiến nghị với người sử dụng lao động không được khắc phục.
2. Quyền của an toàn, vệ sinh viên
- An toàn, vệ sinh viên được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động cần phải tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh viên được dành thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- An toàn, vệ sinh viên có thể yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nếu có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và An toàn, vệ sinh viên phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
III. Nội dung huấn luyện nhóm 6
Nội dung huấn luyện an toàn nhóm 6 được nêu tại Điều 18 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 15/05/2016 của Chính Phủ, người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Một khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên
- Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của an toàn viên, vệ sinh viên
- Nguyên tắc tổ chức và tiêu chuẩn an toàn viên, vệ sinh viên
- Quyền, nghĩa vụ và hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên
- Phương pháp, chế độ và nội dung sinh hoạt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
2. Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc
3. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 6
Với các nội dung chia sẻ về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và cấp chứng chỉ an toàn lao động như trên sẽ giúp quý khách giải đáp được những vướng mắc về công tác đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6.